Ứng dụng của mô hình Lý thuyết chiều văn hóa của Hofstede

Tầm quan trọng của sự nhận thức khác biệt văn hóa

“Văn hóa luôn là nguyên nhân của phần lớn các cuộc tranh cãi. Những khác biệt về văn hóa thường tiềm tàng rắc rối hoặc thậm chí chúng có thể trở thành thảm họa."[6]

Mặc cho những minh chứng cho rằng các nhóm sắc tộc khác nhau sẽ có các đặc trưng khác nhau, chúng ta thường tin rằng ẩn sâu trong đó, mọi sắc tộc đều tương đồng. Thực tế, chúng ta thường không nhận thức được các nền văn hóa của các nước khác nhau và có xu hướng tối giản sự khác biệt này. Điều này dẫn đến các hiểu nhầm cũng như diễn giải sai lệch giữa văn hóa và con người đến từ các quốc gia khác nhau.

Thay cho các dấu hiệu hội nhập mà chúng ta kỳ vọng với sự trợ giúp của công nghê thông tin tiên tiến, những khác biệt văn hóa dường như vẫn là một vấn đề nhức nhối của thế giới và sự khác biệt thậm chí còn diễn ra ngày càng phong phú. Vì vậy, nhằm hình thành tính tôn trọng sự đa dạng các nền văn hóa, chúng ta cần có nhận thức một cách đầy đủ về sự khác biệt của chúng.

Với mô hình này, Geerf Hofstede đã làm sáng tỏ những khác biệt này. Công cụ này được sử dụng nhằm hình thành cái nhìn tổng quan và đúng đắn về các nền văn hóa khác nhau trên thế giới, cũng như xác định cái chúng ta kỳ vọng và làm cách nào để hành xử tương ứng với những sự đa dạng văn hóa này.

Áp dụng lý thuyết vào thực tế.

Geert Hofstede được biết đến như một nhà nghiên cứu đa dạng văn hóa và nhân chủng học vĩ đại nhất, nhất là với những ứng dụng từ lý thuyết của ông trong vận hành của kinh doanh quốc tế. Hàng ngàn tài liệu và nghiên cứu sau đó được lấy cảm hứng và dẫn chứng từ những xuất bản của ông, ví dụ như với hơn 20 000 trích dẫn được lấy từ cuốn sách “Hệ quả của văn hóa: so sánh những giá trị, hành vi, thể chế và tổ chức xuyên quốc gia” mà Hofstede xuất bản năm 2003 (đã được chỉnh lý và bổ sung so với bản in đầu tiên). Mô hình năm chiều văn hóa được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực của đời sống và con người, cũng như trong những mô hình kinh doanh quốc tế. Các ứng dụng thực tế của lý thuyết này gần như được phát triền ngay lập tức sau khi được công bố. Trên thực tế, trong kinh doanh, văn hóa là một khía cạnh nhạy cảm, nhưng hiệu quả trong việc giúp con người giao tiếp và hòa nhập từ những nền văn hóa khác nhau. Điều này cực kỳ hữu ích trong việc bảo đảm sự thành công của các giao dịch kinh tế.

Giao tiếp quốc tế

Trong kinh doanh, giao tiếp được coi là một trong những quan tâm hàng đầu. Vì vậy, dành cho những chuyên gia làm việc trong môi trường quốc tế và hàng ngày phải giao tiếp với những người từ các nền văn hóa khác nhau, mô hình của Hofstede đã thực sự giúp ích cho họ rất nhiều. Trên thực tế, giao tiếp đa văn hóa yêu cầu sự nhận thức rõ ràng các khía cạnh văn hóa qua: ngôn ngữ (lời nói), phi ngôn ngữ (cử chỉ, biểu cảm) và nhận thức của những việc nên hoặc không nên (quần áo, tặng quà, ăn tối, tập quán và cách thức). Và những lý thuyết này cũng áp dụng được cho sự giao tiếp bằng văn bản, hoặc nói như William Wardrobe’s trong bài luận của ông: “Dựa và Hofstede: những ứng dụng của văn hóa trong giao tiếp với các doanh nghiệp Mỹ Latin”[7]

Thỏa thuận quốc tế:

Trong thỏa thuận quốc tế, phong cách giao tiếp, sự kỳ vọng, mức độ vấn đề được ưu tiên cũng như mục tiêu có thể thay đổi dựa theo những thỏa thuận của quốc gia sản xuất. Nếu được áp dụng chính xác, sự nhận thức về các khía cạnh văn hóa sẽ giúp các cuộc đàm phán đi đến thành công cũng như giảm thiếu những mâu thuẫn và thất vọng. Ví dụ, trong một cuộc đám phán giữa người Trung Quốc và người Canada, những nhà đám phán người Canada thường muốn nhanh chóng đi đến đồng thuận và ký kết hợp đồng, trong khi đó, những đối tác người Trung Quốc lại muốn dành nhiều thời gian cho những hoạt động phi công việc như tán gẫu, nghỉ ngơi và hưởng thụ các ưu đãi của cuộc đàm phán để tạo lajao mỗi quan hệ với đối tác. 

“Khi đàm phán với các quốc gia châu Âu, mục tiêu là đạt được sự hiểu biết và đồng thuận chung giữa các bên liên quan và cuối cùng là “bắt tay” khi đã đạt được sự nhất trí cuối cùng. Đó cũng là dấu hiệu kết thúc một cuộc đám phán và bắt đầu sự hợp tác.” Tại các quốc gia Trung Đông, cần rất nhiều cuộc đàm phán để dẫn đến sự đồng thuận, khi mà các đối tác bắt tay nhau. Tuy nhiên, đó chưa phải là kết thúc. Tại các quốc gia này, bắt tay là dấu hiệu của sự đàm phán nghiêm túc sẽ được bắt đầu."[6]

Quản lý quốc tế

Những cân nhắc này cũng chính xác trong việc quản lý quốc tế và điều hàng liên quốc gia. Trong môi trường quốc tế, mọi quyết định được đưa ra phải thỏa mãn những giá trị và tập quán của đất nước. Khi làm việc với các đối tác nước ngoài, người quản lý phải huấn luyện cho nhân viên của mình và khiến họ hiểu được sự nhạy cảm của đa dạng văn hóa, phát triển kinh doanh đa sắc thái và dân tộc. Những khía cạnh văn hóa của Hofstede giúp hướng dẫn định nghĩa các cách tiếp cận văn hóa đa sắc thái một cách phù hợp trong việc hợp tác giữa các tổ chức đa quốc gia.  

Như một phần của nghiên cứu, Geerf Hofstede đã được sử dụng bởi hàng ngàn tư vấn viên trên toàn thế giới.[8]

Marketing quốc tế

Mô hình đa chiều của Hofstede rất hữu ích trong lĩnh vực marketing quốc tế bới chúng giúp xác định các giá trị quốc gia, không chỉ ở phạm trù kinh doanh mà còn sâu rộng trong một xã hội. Marieke de Mooji đã nghiên cứu các ứng dụng của Hofstede trong hoạt động phát triển thương hiệu, hình thành chiến lược quảng cáo và phán đoán hành vi tiêu dùng. Để có thể đưa sản phẩm và dịch vụ của mình đáp ứng sở thích và thói quen tiêu dùng của người dân địa phuong, các công ty cần phải nhận thức được tính riêng biệt của đối tượng khách hàng tại thị trường của họ.[9]

Ví dụ, nếu bạn muốn phân phối ô tô tại một quốc gia có xu hướng né tránh rủi ro cao, bạn cần phải chú trọng vào tính an toàn. Trong khi ở các quốc gia khác, bạn lại cần tạo dựng một hình ảnh đẳng cấp mà chiếc xe mang lại cho người dùng để đánh vào thị hiếu của người mua sắm. Marketing điện thoại cũng là một ví dụ thú vị cho việc ứng dụng mô hình Hofstede vào các nền văn hóa khác nhau. Nếu bạn muốn bán điện thoại tại Trung Quốc, bạn cần tạo một hiệu ứng đám đông. Trong khi đó, tại Mỹ, bạn cần chú trọng vòa hình ảnh cá nhân và các tiện ích thông minh của sản phẩm, giúp người dùng tiết kiệm thời gian và tiền bạc. Hàng ngàn ứng dụng khác nhau dựa trên lý thuyết của Hofstede được phát triển theo thời gian, thậm chí kể cả trong lĩnh vực thiết kế khi mà bạn muốn trang web bạn đang thiết kế phải phù hợp với các giá trị văn hóa tại quốc gia đó.[10]